top of page
Search
  • Writer's pictureMai Nguyên Vũ

15. Cổ Vật TCV Xuân Lộc (3)

Updated: Jun 23, 2020

Cổ Vật Quý Nhất


1. TIẾNG CHIM GỌI ĐÀN

Tổ ấm Phaolô Xuân Lộc bị giải tán từ tháng 3 năm 1975. Từ dạo ấy, 500 chú chim tung cánh bay khắp bốn phương trời, suốt 37 năm không hề quay lại họp đàn thăm tổ ấm xưa.



Cha Nguyễn Thái Đoàn một lần thoát chết đã trăn trối anh em lập một trang web làm chốn đi về cho CCSXL. Chàng Duy An Tuyết Hầy, một cao thủ IT sáng lập ra trang TCVPHAOLO như ngôi nhà Chủng viện ảo cho anh em quây quần. Từ đó, CCSXL như đàn chim ngày đêm líu lo gọi nhau họp đàn lại sau gần 40 năm xa cách. Những cái tên quen thuộc thân thương hồi trai trẻ nay hiện về trong tâm tưởng: Đoàn Tây Lai, Hùng Kennedy, Hùng 36, Hùng

Lade, Hùng Phan rí, Hùng Cọ, BS Đinh Cường, cha Tâns, Quyền 3T, cha Ngô Công Sứ, Cha Vinh Lùn,Trần Quốc Việt, Phó Ninh, cha Sơn Chuông, Đào Phán, Thắng Sứt, Hòa Điếc,Cư Tròn, Quang Đen, Thánh Loi,Chung Cốt,Thế Thông, Đào Đình Hoa, Lê Công Đức, Đỗ Thanh,Trinh Tròn,Cụ Đỉnh, Út Khanh…

Đại Hội đầu tiên anh em CCSXL thật hoành tráng. Hàng trăm anh em từ khắp nơi tụ về. Những cái bắt tay chí tình. Những cú ôm hôn thắm thiết. Những câu chuyện nổ râm ran bất tận, kể mấy ngày đêm cũng không hết. Nhiều anh em mới gặp nhau lần đầu sau 4-5 chục năm xa cách. Người già nhất ngót nghét 60. Kẻ trẻ nhất đã mấp mé ngũ tuần, nhưng gặp nhau, ai cũng như được sống lại thời chủng sinh, trẻ ra tới 40 tuổi.

2. SĂN TÌM CỔ VẬT

Cuộc săn tìm cổ vật nào cũng gặp nhiều gian nan. Sau thời gian dài nghiên cứu lịch sử, các chuyên gia phải tới thực địa để điều tra, đo đạc, xin phép, mua đất, thuê máy móc và công nhân đào bới, sàng lọc…Dưới biển còn nguy khó bội phần. Có những cuộc khai quật tàu đắm dưới lòng biển tốn kém cả chục triệu usd. Cuộc truy tìm nhau của anh em nhà Phaolô cũng gian nan không kém. Số người đăng nhập Diễn Đàn mới hơn 100. Số người về dự Đại Hội cũng khoảng cỡ đó. Vậy còn mấy trăm người kia đâu? Có người mất tung tích từ lúc cuốn gói rời chủng viện. Có anh vượt biên rồi biến luôn.Có anh vẫn ở đó như con trút cuộn mình trong chiếc vỏ khô cứng. Lớp đất đá sau mấy lần địa chấn chôn vùi cổ vật thế nào thì lớp bụi thời gian cũng che lấp anh em nhà Phaolô như thế. Những người có nhiệt tâm không ngừng điều tra, hỏi thăm, truy lùng bằng mọi phương tiện. Sau nhiều cố gắng, anh em cũng “khai quật” được một số “đồ cổ” quí giá như Vũ Hồng Khanh, Vũ Hải, Hoàng Văn, Mai Xuân Trung, Dũng Chảo Ba, Phan Khắc Lý…

Lớp Út là một ngoại lệ. Sinh sau đẻ muộn, mới 8 tháng đã phải cai sữa mẹ, chạy loạn văng cả dép, quên cả ông thánh quan thầy, nay tìm ra nhau và lôi kéo nhau trở về là chuyện vô cùng khó khăn. Công đầu là chàng lang Khanh. Những lúc đi đây đi đó bốc thuốc cho bệnh nhân, thày lang lân la hỏi thăm tin tức và mở tài môi mép ra thuyết phục anh em qui tụ lại. Chúa thương, các em cũng moi tìm được ông thánh Đaminh quan thày và tụ tập được 21 anh em. Cầu Chúa phù hộ cho công cuộc “tái đàn” của các em thành công mỹ mãn.



CCSXL vui mừng hãnh diện vì có Giám mục tiên khởi, ĐC Toma Vũ Đình Hiệu. Đó đây lại có tin đồn rằng lớp Út Đaminh cũng có Giám mục là ĐC Nguyễn Văn Long, GM phụ tá gp Melbourne. Thế là anh em lao đi điều tra. Kết quả chính xác 100%. Đây là “cổ vật” đáng giá nhất của nhà Phaolô. Nếu cuộc săn lùng nhau ví như một mẻ lưới thì ĐC Long là con cá voi bự nhất mà gia đình Phaolô tóm được.



Như vậy, cổ vật quí giá nhất không phải là mái trường Chủng viện đã bị đập bỏ, hay chiếc tháp chuông còn sót lại, cũng không phải là hình ảnh cũ hay bài hát thời chủng sinh mà chính là từng con người bằng xương bằng thịt chúng ta.



Cha giáo Kim Hùng, những ngày cuối đời.


Tháp chuông TCVXL và tượng Đức Mẹ (hồ bán nguyệt)


Mỹ?, NS Miên Ly (rip), một lần về thăm Chủng Viện.


ĐC Giuse Lê Văn Ấn kinh lý xứ Dốc Mơ.


Insign TCVXL


Phù hiệu Chủng sinh TCVXL


ĐC Đaminh Nguyễn Văn Lãng, ngày nhận Địa phận Xuân Lộc


ĐC Đaminh Nguyễn Văn Lãng lần đầu đi thăm TCVXL


Chủng sinh Trần Quốc Việt


Họp lớp Piox tại Tông Đồ Nhỏ








Các thày Đại chủng viện Gia Yên


Các thày ĐCV Gia Yên lao động

86 views0 comments

Recent Posts

See All
Post: Blog2_Post
bottom of page